Chia sẻ

NHỮNG LOẠI TÉP CẢNH PHỔ BIẾN Ở VỆT NAM

Tép cảnh hay Tép thủy sinh là một thú chơi ngày càng phổ biến ở Việt Nam Cũng giống như bất cứ thú chơi nào khác, nuôi tép thủy sinh đòi hỏi người chơi phải tìm tòi, học hỏi về các loại thức ăn, các y

Tép cảnh hay Tép thủy sinh là một thú chơi ngày càng phổ biến ở Việt Nam Cũng giống như bất cứ thú chơi nào khác, nuôi tép thủy sinh đòi hỏi người chơi phải tìm tòi, học hỏi về các loại thức ăn, các yếu tố về môi trường nhiệt độ và đặc biệt là về giống, Sau đây là 10 loài tép phổ biến ở Viêt Nam.

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến – Lý do bạn nên nuôi Tép

Dưới đây là 10 loài tép cảnh phổ biến tại thị trường Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tép đỏ

Đây là dòng tép cảnh được khá nhiều người chọn nuôi khi vừa tham gia bộ môn này. Tép đỏ có khá nhiều dòng nhỏ bên trong như: tép đỏ RC, Tép Đỏ SRC, Tép đỏ Fire Red, Tép đỏ bloody mary shrimp.

Bạn có thể nuôi tép đỏ ở 1 hồ riêng biệt hoặc thả vào hồ thủy sinh sẽ rất đẹp đấy

Tép cam

Tép cam là loài tép tương đối phổ biến ở thị trường Việt Nam hiện nay. Với màu cam hài hòa bao phủ toàn thân, tép cam cũng được rất nhiều người chơi chọn lựa vì chúng dễ nuôi, thích nghi nhanh với môi trường. Không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm cũng như môi trường sống tiêu chuẩn cao, tép cam là ưu tiên của nhiều người khi mới bắt đầu thú chơi tép thủy sinh.

Giống như tép đỏ, tép cam là loài ăn tạp nên thức ăn chính của chúng là tảo, và người chơi cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho chúng từ những loại cám tép hay rau quả khác, đặc biệt một số con ăn lá dâu có thể biến đổi ngả sang màu xanh. 

Tép xanh

Tép Blue Dream cũng là dòng tép “vạn người mê” bởi màu xanh nước biển đặc trưng của chúng. Đây được xem là một dòng tép quý tộc, được ví như viên ngọc xanh của biển cả. Không yêu cầu quá cao về môi trường sống, nên loài tép này cũng tương đối dễ nuôi, dễ ăn. Ánh sáng sẽ kích thích cho màu xanh của tép lên đẹp hơn.

Tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ (hay tép mũi dài) là loại tép thủy sinh có thể tìm thấy trong tự nhiên với chiếc mũi dài có màu đỏ (hoặc xanh,vàng, …) đặc trưng của chúng. Với kiểu bơi “độc nhất” luôn chúi mũi xuống đáy hồ, tép mũi đỏ khiến nhiều người cảm thấy thích thú với và chọn nuôi trong hồ thủy sinh của mình.

Được mệnh danh là “dũng sĩ diệt rêu”, tép mũi đỏ là giống tép có khả năng ăn rêu hại trong bể thủy sinh cực kì đáng nể. Bên cạnh đó, người nuôi tép mũi đỏ cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho chúng bằng các loại cám tép và thức ăn khác. Giá bán của một con tép mũi đỏ tương đối rẻ, chỉ từ 3-5.000 VNĐ để bạn có thể mang một chú tép mũi đỏ về bể thủy sinh của mình.

Tép Rili

Tương tự như tép đỏ hay tép cam, Tép Rili tương đối dễ nuôi và không yêu cầu quá cao. Người nuôi chỉ cần đảm bảo một môi trường thủy sinh bình thường và hạn chế hóa chất trong bể. Đặc biệt, Tép Rili sẽ lên màu rất đẹp nếu như được bổ sung cà rốt.

Tép Rili có 2 màu cơ bản là Đỏ và Đen. Tép Rili đen thoạt nhìn khá giống với dòng tép ong đen với khoang trắng khoang đen, tuy nhiên phần khoang trắng lại là trắng trong, không phải trắng sữa như tép ong đen.

Tép ong đen

Tép ong cung là dòng tép cảnh được khá nhiều người nuôi tại Việt Nam yêu thích. Chúng có rất nhiều loại, tuy nhiên trên thị trường nhiều nhất là tép ong đen và tép ong đỏ. Hai loại này là dễ chịu nhất với những thay đổi của môi trường. Với một chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp tép sẽ lên được màu đẹp nhất của chúng.

Tép yamato

Chúng ta đến với một “dũng sĩ diệt rêu hại” khác là tép Yamato- một loại tép được rất nhiều người chơi ưa chuộng bởi khả năng dọn dẹp bể thủy sinh cực kì hiệu quả của chúng. Tép Yamato được đánh giá là một giống tép tương đối dễ nuôi vì chúng không có những yêu cầu quá cao về điều kiện và môi trường sống.

Tép Yamato cũng có một chế độ dinh dưỡng đơn giản, chúng có thể ăn rong rêu trong bể thủy sinh. Bên cạnh đó các loại thức ăn cho tép cũng là một lựa chọn tốt để người nuôi có thể dễ dàng bổ sung chất dinh dưỡng cho tép. 

Tép thanh mai

Cuối cùng của danh sách này, chúng ta sẽ nói về tép Thanh Mai, một giống tép phổ biến trong cộng đồng người chơi tép thủy sinh ở Việt Nam. Với đặc điểm nhận dạng là thân mình trong suốt ánh màu nâu nhạt và những vằn đen cách đều trên thân, tép Thanh Mai được rất nhiều người chơi chọn nuôi vì chúng rất dễ nuôi và không yêu cầu một bể thủy sinh với chất lượng quá cao.

Thức ăn và chế độ dinh dưỡng của tép Thanh Mai cũng không hề phức tạp, chúng có thể ăn rong, rêu và tảo hại trong bể. Người nuôi cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho tép bằng các loại thức ăn chuyên dụng để tép sinh sản, phát triển tốt và lên màu đẹp.

Tép ong đen

Tép ong đen rất dễ nhầm lẫn với tép ong Huế, màu sắc của 2 loài này khá giống nhau, trắng đen xen kẻ. Giá trên thị trường Việt Nam dao động từ 20k/con. Độ pH dao động từ 5.8 ~ 6.5, nhiệt độ chúng dễ thích nghi là 19°C ~ 24°C.

Tép ong đen là một trong những loại tép hot nhất tại Việt Nam, loài này có sự sống khá tốt. Nếu bạn muốn nuôi tốt loại tép này thì đòi hỏi bạn cần có kiến thức, chuẩn bị những thứ món đồ phù hợp với điều kiện sống của chúng. 

Tép ong huế

Có màu sắc với những khoang trắng đen đặc trưng, tép ong huế được rất nhiều người chơi tép thủy sinh yêu thích. Là một loài thuộc họ tép ong ở Việt Nam, tép ong huế nói riêng và tép ong nói chung rất khó nuôi và không dành cho những người mới bắt đầu. Để có thể nuôi loại tép này, người chơi phải chuẩn bị môi trường sống và điều kiện tương đối tốt từ nhiệt độ đến thành phần nước trong hồ vì chúng rất nhạy cảm với môi trường.

Tép ong huế cũng là loài ăn tạp, nên chỉ cần cho ăn đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chúng sẽ phát triển rất tốt. Khi tép lột vỏ, chúng sẽ tự ăn vỏ của mình và trong giai đoạn này, tép sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. 

Những lưu ý khi nuôi tép cảnh

Tép nên được nuôi trong môi trường ít amoniac và nitrat. Ngày nay điều này có thể dễ dàng đạt được bằng việc kết hợp nhiều loại đất nền đặc biệt dành cho tép và các loại hóa chất điều chỉnh nước. 1 hệ thống lọc tốt kết hợp với độ PH ổn định ( 6.0 – 6.8 ) và nhiệt độ từ 23-26 độ là những điều cần thiết để bắt đầu thú chơi này. Khi bạn đã bắt đầu quen thì bạn hãy từ từ nuôi các loại cao cấp hơn. Các loại khoáng, thức ăn và các vật phụ trợ cao cấp luôn có sẵn để bạn nuôi dễ dàng hơn ( tốn tiền nhiều hơn)

Hồ nuôi

- Hồ thủy sinh có nhiều hang hốc, bóng râm là chỗ cho tép núp và giúp cho tép giảm stress.

- Không nên nuôi chung với các loài cá nếu không muốn chúng ăn tép con. (Cứ vừa miệng là cá ăn, không kể cá lành, cá dữ)

- Hồ thả tép phải là hồ setup thật ổn định. Nếu là hồ mới thì nên thay nước 100% 7 ngày liên tục, để ổn định 3-5 ngày, sau đỏ thả ít tép để test nước trước, 3-5 ngày sau tép test nước vẫn khỏe mạnh thì mới thả tép đẹp vào

Ánh sáng

- Có rất nhiều sự lựa chọn cho hồ thủy sinh. Bạn có thể chọn bất cứ loại nào thích hợp cho hồ, cho cây và dĩ nhiên là đủ sáng để bạn ngắm nhìn đàn tép. Nên chú ý việc tỏa nhiệt của đèn làm ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ (Tép ưa lạnh)

Sủi khí oxy

- Nếu nuôi số lượng tép lớn thì phải có sủi oxy, thông thường các bể tép thì nên dùng lọc vi sinh (Loại có khay đựng vật liệu lọc như QS 100AQS 200A thì càng tốt), lọc vi sinh sẽ lắp kèm máy sủi khí oxy rất tốt cho môi trường trong bể tép

Lớp nền

Hiện nay có rất nhiều loại được bán trên thị trường. Bạn phải chọn thật kỹ càng. 1 vài loại chất nền nhả ít hoặc không nhả amoniac và nitrat trong quá trình set up và điều này sẽ giúp cho bạn thả tép sớm hơn và đỡ rủi ro hơn. Có thể dùng một số phân nền như

Lớp nền dày 1-2cm, hoặc có thể dày hơn tùy vào việc setup layout trong bể thủy sinh

Nhìn chung thì trải lớp nền nào cũng phải xử lý thật kỹ càng trước khi thả tép. Nếu là hồ mới thì nên thay nước 100% 7 ngày liên tục, để ổn định 3-5 ngày, sau đỏ thả ít tép để test nước trước, 3-5 ngày sau tép test nước vẫn khỏe mạnh thì mới thả tép đẹp vào